• Beginner's Guide
  • Python is free and easy to learn after reading this tutorial.

Liên kết

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

5 công dụng tuyệt vời khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Last updated on 00:16


1/ Có lợi cho hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ dồi dài, bà bầu ăn chôm chôm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa mà còn giúp tránh được các vấn đề liên quan đến nhu động ruột như tiêu chảy, táo bón. Đặc biệt, chôm chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.

2/ Hạn chế nguy cơ thiếu máu

Chứa nhiều vitamin C, bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra “mượt” hơn, do đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.



3/ Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

Theo nghiên cứu, axit gallic, một chất được tìm thấy trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.


4/ Thúc đẩy sức khỏe của xương

Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm cũng giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.

5/ Bảo vệ da và tóc

Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giữ cho da dẻ mẹ bầu luôn mịn màng, mềm mại.

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều chôm chôm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi. Đặc biệt, hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “lột vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Mẹ bầu ăn trái cây khô. Lợi hay hại?

Last updated on 02:07

Với lo lắng các loại trái cây và rau củ sấy khô đã mất đi dưỡng chất, nhiều mẹ bầu nhanh chóng loại chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mình và bỏ lỡ một thực phẩm vô cùng tốt






1/ Chất xơ

Tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, táo bón cũng là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Táo bón khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do sự thay đổi hormone của cơ thể, hoặc việc bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ. Một chế độ ăn thiếu chất xơ cũng góp phần làm tình trạng táo bón của mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn.

Được chế biến từ trái cây và rau củ, trái cây sấy khô cũng chứa hàm lượng chất xơ đáng kể.

– 1/4 chén mơ khô chứa 1,63 g chất xơ

– 1/4 chén táo khô có 1,3 g chất xơ

– 1/4 chén mận khô chứa 2 g chất xơ

– 1/4 chén nho khô chứa 1,5 g chất xơ

2/ Bổ sung sắt cho cơ thể

Mẹ bầu cần 27 mg sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ sinh non. Lượng chất sắt trong trái cây khô cũng giúp mẹ bầu hoàn thành phần nào mục tiêu này. Chẳng hạn, 1/4 chén mơ khô có thể bổ sung 0,6 mg sắt, nho khô chứa 0,78 mg, chiếm 2% nhu cầu sắt hằng ngày.

3/ Các loại vitamin và chất khoáng khác

Lượng magie trong chuối sấy sẽ giúp xương và các tế bào thần kinh của thai nhi hoạt động bình thường. Kali trong mơ, táo và chà là sấy giúp kiểm soát cơ bắp và ngăn chặn sự phát triển của bệnh cao huyết áp. Beta-caroten trong mơ khô được chuyển hóa thành vitamin A sẽ giúp phát triển hệ thần kinh và mắt của trẻ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, những thai nhi có mẹ thường xuyên ăn rau củ sấy trong thai kỳ có ít nguy cơ bị các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn và thở khò khè.

Trái cây sấy khô tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi tiêu thụ thực phẩm này. Bởi lượng calo trong trái cây sấy khá cao, nếu ăn quá nhiều có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về cân nặng. Một sô loại trái cây sấy sẽ được thêm đường trong quá trình sản xuất. Mẹ bầu nên lưu ý đến vấn đề này khi chọn thực phẩm cho mình

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Vai trò của vitamin B6 đối với mẹ bầu

Last updated on 00:04
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo và carbohydrate cho cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận. Vitamin B6 còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định, bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não ổn định. Đặc biệt, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng để phát triển trí não và hệ thần kinh của bé.

Thiếu vitamin B6 có thể đến tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn thần kinh… Tuy nhiên nếu bổ sung quá liều thì cũng gây những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Nếu bổ sung quá 100mg vitamin B6 mỗi ngày có thể gây hại cho hệ thần kinh, sử dụng vitamin B6 liều cao còn có thể gây tê bàn tay, bàn chân thậm chí gây mất cảm giác. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, sử dụng vitamin B6 liều cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


Bổ sung vitamin B6 thông qua những thực phẩm hàng ngày.
Nhu cầu vitamin B6

Lượng vitamin B6 cần thiết cho phụ nữ mang thai mỗi ngày là 1,9mg, đối với mẹ đang cho con bú là 2mg vitamin B6 mỗi ngày. Theo các chuyên gia người Mỹ, phụ nữ mang thai có thể dùng khoảng 10mg vitamin B6 mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối có thể giúp mẹ có đủ vitamin B6 thông qua những món ăn hằng ngày mà không cần dùng viên uống bổ sung. Vitamin B6 thường được tìm thấy trong các loại thức ăn như lúa mạch, khoai tây, cà chua, chuối, đậu, gà, trứng…

Vitamin B6 thường được kê đơn cho những thai phụ có triệu chứng nghén, buồn nôn, chóng mặt, với liều lượng thấp nên không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy vậy, mẹ không nên tự ý mua vitamin B6 về uống mà nên có sự cho phép của bác sĩ.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

3 mẹo chữa ốm nghén cho phụ nữ mang thai

Last updated on 18:23

Ốm nghén được coi là “tác dụng phụ” của việc mang thai và khiến nhiều chị em khổ sở. Nếu bạn đang bị cơn ốm nghén hành hạ, sao không thử các cách chữa ốm nghén bên dưới?

Thiền
Stress được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị nghén. Vì thế, thiền có thể giúp chữa ốm nghén thông qua việc giải tỏa stress. Ngay cả khi phương pháp này không giúp bạn thoát khỏi những cơn ốm nghén dai dẳng, bạn cũng đã có một hoạt động rèn luyện tốt cho sức khỏe.

Gừng
Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy.

Trái cây
Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Trong khi chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm nghén.


Gừng không chỉ chữa ốm nghén mà còn có nhiều công dụng khác

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Điều trị chứng ốm nghén trong lúc làm việc?

Last updated on 01:50
Phần lớn phụ nữ đều trải qua vài lần buồn nôn, ói mửa trong giai đoạn thai kỳ và có khả năng điều đó sẽ hành bạn trong suốt thời gian làm việc.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, nên để những chiếc túi nhựa, khăn và nước súc miệng vào trong túi xách để sử dụng khi cần. Nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc chống ốm nghén và các phương pháp khác nhằm tránh buồn nôn tại nơi làm việc.



Nếu bạn vẫn chưa báo với sếp hay đồng nghiệp về việc mang thai, nên chuẩn bị một lời giải thích thuyết phục trong trường hợp ai đó hỏi đến khi bạn không thích.

Nếu tình trạng ốm nghén của bạn đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài, bạn buồn nôn liên tục hay ói mửa thường xuyên, có thể bạn phải nói với sếp về việc mang thai sớm hơn dự kiến. Điều này có vẻ tế nhị vì bạn không muốn bị xem là người cần được giúp đỡ.

Trước khi nói với sếp, bạn nên nghĩ xem mình muốn gì:
Lòng thương hại? Thời gian nghỉ? Lịch làm việc dễ thở hơn trước khi bạn trải qua giai đoạn tồi tệ nhất? Và tìm hiểu xem sếp muốn gì, có thể là lời hứa rằng bạn sẽ tiếp tục hoàn thành công việc. Cuối cùng, đảm bảo với sếp rằng tình trạng ốm nghén của bạn thường sẽ kết thúc vào cuối tháng thứ 3.

Tìm lời khuyên từ đồng nghiệp hay các bà mẹ có kinh nghiệm
Nếu bạn may mắn làm việc ở nơi có các bà mẹ nuôi con nhỏ hoặc mang thai, nên tìm lời khuyên và sự ủng hộ của họ khi thích hợp. Các câu hỏi mà bạn thường đặt ra cho các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm hơn là:
Xin phép nghỉ thai sản thế nào?
Phản ứng của sếp và đồng nghiệp thế nào khi bạn cho biết đã có thai?
Làm cách nào duy trì vẻ ngoài và năng suất làm việc trong suốt giai đoạn cuối thai kỳ đầy mệt mỏi?
Làm thế nào bạn khắc phục được chứng lơ đãng?
Phương pháp cân bằng giữa công việc và gia đình?
Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn với lịch trình linh hoạt?

Nếu bạn trở lại làm việc, những mối quan hệ bạn tạo dựng được hiện giờ chắc chắn sẽ lớn mạnh hơn khi bạn chuyển từ tình trạng mang thai sang làm cha mẹ.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Những chất dinh dưỡng nào là quan trọng cho mẹ bầu ?

Last updated on 23:41
Đạm, sắt và canxi là ba chất rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Đạm: Bạn nên tiêu thụ khoảng 71g đạm mỗi ngày từ thịt nạc, trứng và sản phẩm từ sữa cũng như các loại hạt, đậu và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ. Ba bữa ăn mỗi ngày sẽ cung cấp đủ đạm cho bạn. Trong các loại thực phẩm hàng ngày, cá là nguồn đạm tốt (cung cấp lượng acid béo omega-3 thiết yếu) nhưng bạn cần cân nhắc về nguy cơ gặp phải cá bị nhiễm bẩn.




Sắt: Bạn sẽ cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Loại chất khoáng này đặc biệt quan trọng để hạn chế thiếu máu do thiếu sắt – vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai. Một điều bạn nên biết là cơ thể sẽ hấp thụ sắt trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật dễ dàng hơn sắt trong thực vật. Nguồn cung cấp sắt cơ bản là các loại thịt đỏ. Nếu bạn ăn chay hoặc không ăn được thịt, có thể dùng các loại rau chứa sắt như rau bina và các loại đậu nhiều sắt như đậu lăng. Tuy nhiên, lượng sắt từ thực phẩm thường sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt của phụ nữ mang thai, cho nên bác sĩ sẽ kê cho bạn viên uống bổ sung sắt.

Một điều nữa bạn nên biết đó là vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực vật, do đó bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt ngọt bên cạnh việc tiêu thụ sắt từ nguồn gốc thực vật. Đừng nên chủ quan mà bỏ qua các vi chất này trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Canxi: Uống sữa hoặc tiêu thụ các chế phẩm từ sữa 4 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn có 1.000mg canxi cần thiết. Bé của bạn cần canxi để hình thành xương và răng, do đó nếu bạn không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết, bé sẽ lấy canxi từ cơ thể của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất đi lượng canxi tích trữ trong xương.

Có cần tuân theo chế độ dinh dưỡng khi mang thai nếu đã uống bổ sung vitamin?

Câu trả lời là có! Các sản phẩm cung cấp vitamin cho phụ nữ mang thai chỉ có thể bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu trong khẩu phẩn ăn chứ không thể thay thế các thực phẩm cần thiết. Trước hết, các loại vitamin trợ sản không cung cấp đủ lượng canxi bạn cần. Hơn nữa, bạn cũng cần ăn các loại trái cây và rau quả tươi giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và tránh táo bón – vấn đề hay gặp phải ở phụ nữ mang thai.

Thực tế nếu bạn là người khỏe mạnh, am hiểu về dinh dưỡng khi mang thai, có khẩu phần ăn cân bằng và không có nguy cơ biến chứng đặc biệt nào, bạn thậm chí không cần phải uống vitamin tổng hợp hay bổ sung khoáng chất. Tuy nhiên, điều chắc chắn là bạn vẫn cần uống bổ sung acid folic trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống thêm sắt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.

Hầu hết các bác sĩ đề nghị những phụ nữ mang thai uống bổ sung vitamin từ lúc quyết định mang thai đến khi kết thúc thai kỳ. Bạn có đang uống bổ sung vitamin cho thai phụ hay không?

CƠ SỞ 1

CƠ SỞ 2

Powered by Blogger.
back to top